Dự án nào không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư?
Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
3 trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư
Không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư:
1 - Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
2 - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
3 - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp trên, các nhà đầu tư không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng nghĩa với việc không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư.