Đầu tư là gì? Đầu tư cần tuân thủ quy định gì?
1. Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc sử dụng những nguồn lực có sẵn (gọi chung là vốn) như tiền bạc, vật chất, nhân công, thời gian,... nhằm thu được lợi nhuận và lợi ích kinh tế trong tương lai, lớn hơn rất nhiều so với những gì đã bỏ ra.
Hiểu rộng hơn, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại, thực hiện một kế hoạch hoạt động, để thu về khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai. Hoạt động đầu tư có tính chất thương mại hoặc phi thương mại.
Đầu tư không giống như đánh bạc, chỉ trông cậy vào sự may rủi. Hoạt động đầu tư cần nhiều thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, đánh giá và lựa chọn dự án, cũng như đo lường mức độ rủi ro, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.
3. Những quy định cần tuân thủ khi thực hiện đầu tư
Hoạt động đầu tư có những quy định đặc thù được ghi rõ trong Luật Đầu tư 2020.
3.1 Các ngành, nghề bị cấm đầu tư
Luật Đầu tư 2020 được Quốc hội thông qua vào ngày 17/06/2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, theo đó các hoạt động sau đây bị cấm đầu tư:
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Kinh doanh các chất ma túy.
-Kinh doanh hóa chất, khoáng vật.
- Kinh doanh mẫu vật từ thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc tự nhiên.
- Kinh doanh mại dâm.
- Hoạt động mua bán người, bộ phận cơ thể người, mô, xác, bào thai người.
- Kinh doanh các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính ở người.
- Kinh doanh pháo nổ.
3.2 Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 thì Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định hiện nay bao gồm 227 ngành nghề (so với trước đây là 243 ngành nghề theo quy định của Luật Đầu tư 2014).
3.3 Các hình thức đầu tư được pháp luật công nhận
Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, có 05 hình thức đầu tư được công nhận tại Việt Nam, bao gồm:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
4. Cách lựa chọn kênh đầu tư phù hợp
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm cùng những quy định pháp luật về đầu tư, sau đây là những hướng dẫn cơ bản để nhà đầu tư bắt đầu hoạt động đầu tư:
4.1 Xác định mục tiêu đầu tư
Đây là việc đầu tiên cần làm trong kế hoạch đầu tư: lên định hướng đầu tư có thời hạn và khoa học. Thời hạn có thể ngắn hay dài hạn tùy theo mục đích của nhà đầu tư.
Việc xác định mục tiêu sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng được một lộ trình rõ ràng, từng bước hành động cụ thể, dựa vào đó có những tính toán phù hợp để thu được kết quả.
4.2 Đánh giá tình hình tài chính
Đánh giá tài chính và xác định nguồn vốn hiện tại đang có để đem đi đầu tư. Tài sản đầu tư phải là tài sản dư ra, không có kế hoạch sử dụng trong 6 tháng tiếp theo. Quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ ngay từ đầu để quá trình đầu tư không bị ngắt quãng hay phải rút vốn về giữa chừng.
4.3 Xác định mức độ rủi ro
Xác định mức độ rủi ro của hình thức đầu tư đồng nghĩa với việc đánh giá khả năng chịu được rủi ro của nhà đầu tư. Một khi chấp nhận được mức độ rủi ro thì lúc đó nhà đầu tư sẽ sẵn sàng tham gia đầu tư. Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, lợi nhuận cao thì rủi ro cũng lớn và sẽ không có hình thức đầu tư nào không có rủi ro.